Đào tạo chuyển đổi số và sản xuất thông minh cho doanh nghiệp

Thứ hai - 20/05/2024 21:54

Tiếp theo chương trình Đào tạo trong khuôn khổ nhiệm vụ “Nghiên cứu và phát triển chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo về chuyển đổi số và sản xuất thông minh cho doanh nghiệp” thuộc Chương trình quốc gia Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã giao  Trung tâm Đào tạo và Hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ (Trung tâm) thuộc Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN – Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện năm 2022-2023.

Từ ngày 28/02/2023 đến ngày 03/3/2023 “Chuyển đổi số và sản xuất thông minh trong doanh nghiệp” Tại trụ sở Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Saigon Innovation Hub (SIHUB), thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM – Địa điểm: 273 Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Trực tiếp triển khai báo cáo Nguyễn Văn Trúc – Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ Chủ nhiệm nhiệm vụ, bà Hoàng Thúy Hằng trưởng phòng Đào tạo, quản lý và hỗ trợ lớp học.

Với mục tiêu Đào tạo nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho doanh nghiệp về chuyển đổi số và sản xuất thông minh để từng bước thực hiện chuyển đổi số, sản xuất thông minh.

  • Về kiến thức

Trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản, cập nhật, phù hợp về chuyển đổi số và sản xuất thông minh, bao gồm:

Kiến thức về chuyển đối số: Hiểu được khái niệm và tầm quan trọng của chuyển đổi số; Hiểu và nhận biết được các lĩnh vực chuyển đổi số trong doanh nghiệp, nền tảng, công nghệ cốt lõi của chuyển đổi số; Nhận dạng được các cấp độ chuyển đổi số, các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển đổi số; Phân tích được quy trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp;

Kiến thức về sản xuất thông minh: Hiểu được khái niệm, nguồn gốc của sản xuất thông minh, lợi ích của sản xuất thông minh; Hiểu và nhận diện được các tiêu chí và cấu phần chính trong sản xuất thông minh, nền tảng cốt lõi và các trụ cột trong sản xuất thông minh của doanh nghiệp; Phân tích được tiêu chuẩn và công cụ phục vụ cho sản xuất thông minh của doanh nghiệp.

  • Về kỹ năng

Trang bị các kỹ năng cơ bản, thiết yếu về chuyển đổi số và sản xuất thông minh, bao gồm:

– Kỹ năng nhận diện, phân tích và đánh giá cấp độ chuyển đổi số tại doanh nghiệp, kỹ năng triển khai quy trình trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp;

– Kỹ năng phân tích, hoạch định và triển khai các cấu phần chính trong sản xuất thông minh, nền tảng cốt lõi và các trụ cột trong sản xuất thông minh của doanh nghiệp; Kỹ năng lựa chọn, sử dụng tiêu chuẩn và công cụ phục vụ cho sản xuất thông minh của doanh nghiệp.

– Kỹ năng phân tích mô hình chuyển đổi số và sản xuất thông minh của một số quốc gia trên thế giới

– Kỹ năng xác định và giải quyết vấn đề, đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số và sản xuất thông minh trong doanh nghiệp.

Các giảng viên là các cán bộ nghiên cứu quản lý có kiến thức kinh nghiệm từ các Viện nghiên cứu, trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo và chuyển gia công nghệ, doanh nghiệp có nhiều năm nghiên cứu triển khai thực tiễn đã truyền thụ các kiến thức bổ ích, bằng phương pháp thuyết trình và giải đáp câu hỏi từ chính sách đến thực tiễn đã đáp ứng được 70 học viên đến từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, cơ khí điện máy, chăn nuôi và trồng trọt. Với các câu hòi từ thực tiễn doanh nghiệp đã được các chuyên gia trả lời đã làm thỏa mãn phần nào về khó khăn thuận khi doanh nghiệp ứng dụng triển khai Chuyển đổi số và sản xuất thông minh.

Tổng quan về Chuyển đổi số và Sản xuất thông minh gắn liền với bối cảnh và lợi thế cạnh tranh địa phương và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp được nêu rõ bởi Ông Nguyễn Văn Trúc – Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ, Cục Phát triển thị trường và DN KH&CN, Bộ KH&CN. Chuyển đổi số và sản xuất thông minh chỉ là bộ công cụ hữu hiệu trên nền tảng cách mạng công nghệ 4.0 chứ không phải là phép màu thay thế kế hoạch chiến lược kinh doanh của công ty. Công ty muốn phát triển được Chuyển đổi số và sản xuất thông minh thì phải bắt nguồn từ Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp – nguồn gốc là Đổi mới tư duy trong khảo sát phân tích thiết kế hệ thống để xây dựng mô hình kinh doanh trên cơ sở tham khảo các mô hình đã được phổ biến trên nhiều tài liệu như Business Canvas Model; Bước tiếp theo là Đổi mới sáng tạo trong quản trị doanh nghiệp; cuối cùng là Đổi mới công nghệ, thiết bị và chuyển đổi số, sản xuất thông minh.

Tiếp theo chương trình Đào tạo trong khuôn khổ nhiệm vụ “Nghiên cứu và phát triển chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo về chuyển đổi số và sản xuất thông minh cho doanh nghiệp” thuộc Chương trình quốc gia Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030, Tổng cục Đo lường đã giao  Trung tâm Đào tạo và Hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ (Trung tâm) thuộc Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN – Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện năm 2022-2023.

Từ ngày 28/02/2023 đến ngày 03/3/2023 “Chuyển đổi số và sản xuất thông minh trong doanh nghiệp” Tại trụ sở Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Saigon Innovation Hub (SIHUB), thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM.- Địa điểm: 273 Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Trực tiếp triển khai báo cáo Nguyễn Văn Trúc – Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ Chủ nhiệm nhiệm vụ, bà Hoàng Thúy Hằng trưởng phòng Đào tạo, quản lý và hỗ trợ lớp học.

Với mục tiêu Đào tạo nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho doanh nghiệp về chuyển đổi số và sản xuất thông minh để từng bước thực hiện chuyển đổi số, sản xuất thông minh.

  • Về kiến thức

Trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản, cập nhật, phù hợp về chuyển đổi số và sản xuất thông minh, bao gồm:

Kiến thức về chuyển đối số: Hiểu được khái niệm và tầm quan trọng của chuyển đổi số; Hiểu và nhận biết được các lĩnh vực chuyển đổi số trong doanh nghiệp, nền tảng, công nghệ cốt lõi của chuyển đổi số; Nhận dạng được các cấp độ chuyển đổi số, các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển đổi số; Phân tích được quy trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp;

Kiến thức về sản xuất thông minh: Hiểu được khái niệm, nguồn gốc của sản xuất thông minh, lợi ích của sản xuất thông minh; Hiểu và nhận diện được các tiêu chí và cấu phần chính trong sản xuất thông minh, nền tảng cốt lõi và các trụ cột trong sản xuất thông minh của doanh nghiệp; Phân tích được tiêu chuẩn và công cụ phục vụ cho sản xuất thông minh của doanh nghiệp.

  • Về kỹ năng

Trang bị các kỹ năng cơ bản, thiết yếu về chuyển đổi số và sản xuất thông minh, bao gồm:

– Kỹ năng nhận diện, phân tích và đánh giá cấp độ chuyển đổi số tại doanh nghiệp, kỹ năng triển khai quy trình trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp;

– Kỹ năng phân tích, hoạch định và triển khai các cấu phần chính trong sản xuất thông minh, nền tảng cốt lõi và các trụ cột trong sản xuất thông minh của doanh nghiệp; Kỹ năng lựa chọn, sử dụng tiêu chuẩn và công cụ phục vụ cho sản xuất thông minh của doanh nghiệp.

– Kỹ năng phân tích mô hình chuyển đổi số và sản xuất thông minh của một số quốc gia trên thế giới

– Kỹ năng xác định và giải quyết vấn đề, đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số và sản xuất thông minh trong doanh nghiệp.

Các giảng viên là các cán bộ nghiên cứu quản lý có kiến thức kinh nghiệm từ các Viện nghiên cứu, trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo và chuyển gia công nghệ, doanh nghiệp có nhiều năm nghiên cứu triển khai thực tiễn đã truyền thụ các kiến thức bổ ích, bằng phương pháp thuyết trình và giải đáp câu hỏi từ chính sách đến thực tiễn đã đáp ứng được 70 học viên đến từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, cơ khí điện máy, chăn nuôi và trồng trọt. Với các câu hòi từ thực tiễn doanh nghiệp đã được các chuyên gia trả lời đã làm thỏa mãn phần nào về khó khăn thuận khi doanh nghiệp ứng dụng triển khai Chuyển đổi số và sản xuất thông minh.

Tổng quan về Chuyển đổi số và Sản xuất thông minh gắn liền với bối cảnh và lợi thế cạnh tranh địa phương và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp được nêu rõ bởi Ông Nguyễn Văn Trúc – Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ, Cục Phát triển thị trường và DN KH&CN, Bộ KH&CN. Chuyên đổi số và sản xuất thông minh chỉ là bộ công cụ hữu hiệu trên nền tảng cách mạng công nghệ 4.0 chứ không phải là phép màu thay thế kế hoạch chiến lược kinh doanh của công ty. Công ty muốn phát triển được Chuyển đổi số và sản xuất thông minh thì phải bắt nguồn từ Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp – nguồn gốc là Đổi mới tư duy trong khảo sát phân tích thiết kế hệ thống để xây dựng mô hình kinh doanh trên cơ sở tham khảo các mô hình đã được phổ biến trên nhiều tài liệu như Business Canvas Model; Bước tiếp theo là Đổi mới sáng tạo trong quản trị doanh nghiệp; cuối cùng là Đổi mói công nghệ, thiết bị và chuyển đổi số, sản xuất thông minh.

Ông Nguyễn Văn Trúc – Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ.

Chia sẻ khó khăn thuận lợi, thất bại và thành công của DN ứng dụng CĐS & SXTM  đã được ông Ông Lê Xuân Nghiêm – Giám đốc Kỹ thuật Khoa học Công nghệ Công ty CP Bóng đèn Điện Quang (Điện Quang Group – một trong 10 thương hiệu mạnh ngành công nghiệp chế biến chế tạo năm 2022; 26 năm liền đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao và là Thương hiệu Quốc gia nhiều năm liền) Qua trao đổi thực tiễn các học viên đã thấy được rõ bài học thành công và thất bại trong thực tiễn chuyển đổi số của Doanh nghiệp.

Ông Lê Xuân Nghiêm – Giám đốc Kỹ thuật Khoa học Công nghệ Công ty CP Bóng đèn Điện Quang

Quy trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp; Nền tảng công nghệ quan trọng phục vụ chuyển đổi số của doanh nghiệp; Các lĩnh vực chuyển đổi số trong doanh nghiệp đã được TS. Trần Quý – Viện trưởng Viện Phát triển kinh tế số Việt Nam báo cáo và giải đáp nhiều thắc mắc cho doanh nghiệp.

TS. Trần Quý – Viện trưởng Viện Phát triển kinh tế số Việt Nam.

Tiếp theo là báo cáo của TS. Nguyễn Hữu Xuyên – Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược & Chính sách KHCN, Học viện KH-CN-ĐMST, Bộ KH&CN Sản xuất thông minh trong doanh nghiệp (Tiêu chí và các cấu phần chính trong sản xuất thông minh; Nền tảng cốt lõi và các trụ cột trong sản xuất thông minh của doanh nghiệp; Tiêu chuẩn và công cụ phục vụ cho sản xuất thông minh của doanh nghiệp).

Ông Nguyễn Mạnh Trường – TGĐ Công ty CP Công nghệ LifeTek, 5* giải thưởng Sao Khuê 2022 đã chia sẻ thực trạng cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số với doanh nghiệp – Các ứng dụng cụ thể về chuyển đổi số và sản xuất thông minh trong doanh nghiệp.

Cuối khóa học dưới sự tổng hợp các kiến thức kỹ năng về Chuyển đổi số và sản xuất thông minh đã được Ông Nguyễn Văn Trúc và các chuyên gia tổng hợp giải đáp và có sự góp ý của các học viên đến từ các doanh nghiệp có kinh nghiệm cùng nhau chia sẻ thảo luận đã làm hài lòng các học viên. Kết thúc khóa học các học viên đã tham gia bài kiểm tra trắc nghiệm – các học viên đã hoàn thành tốt bài đánh giá và được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học do Trung tâm Đào tạo và Hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ, Cục Phát triển thị trường và DN KH&CN, Bộ KH&CN cấp.

Nguồn tin: tcvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THƯ VIỆN ẢNH
dongsen.jpg gaogiong.jpg gothap.jpg langcu.jpg langhoa.jpg
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay18
  • Tháng hiện tại15,331
  • Tổng lượt truy cập551,395
WEBSITE CÁC ĐƠN VỊ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây