Truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch trong chuỗi cung ứng dệt may - 'thước đo' phát triển bền vững

Thứ hai - 07/08/2023 16:36
        Khả năng truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch trong chuỗi cung ứng là “thước đo” rất cần thiết để đạt được sự bền vững trong ngành dệt may và thời trang.
        Phát triển bền vững và minh bạch chuỗi cung ứng ngành dệt may tạo niềm tin cho người dùng
       Theo thông tin từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam, khách hàng ngày nay có đầy đủ tâm trí, sự hiểu biết, thay vì chi tiêu vô độ, họ tập trung chủ yếu vào chi tiêu theo nhu cầu cơ bản, điều này đã tác động đến toàn bộ ngành thời trang, may mặc và dệt may. Điều này càng khiến cho các nhãn hàng dệt may đòi hỏi yêu cầu ngày càng cao về phát triển bền vững và minh bạch chuỗi cung ứng. Theo đó, truy xuất nguồn gốc là một yếu tố quan trọng cho sự bền vững của mỗi doanh nghiệp.
       Yêu cầu truy xuất nguồn gốc đề cập đến khả năng truy vết và theo dõi quá trình di chuyển của sản phẩm, thành phần và nguyên liệu thông qua chuỗi cung ứng từ nguồn gốc của chúng đến giai đoạn người tiêu dùng cuối cùng. Khả năng truy xuất nguồn gốc cho phép doanh nghiệp xác định nguồn gốc của bất kỳ vấn đề nào có thể phát sinh, chẳng hạn như lỗi chất lượng, lo ngại về an toàn hoặc tác động môi trường và thực hiện các hành động cần thiết để giải quyết chúng.
truy xuat nguon goc det may

Truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch trong chuỗi cung ứng thúc đẩy ngành dệt may phát triển hơn. Ảnh minh họa 

        Việc truy xuất nguồn gốc trong ngành dệt may đề cập đến khả năng theo dõi nguồn gốc và quá trình di chuyển của hàng dệt may từ nguyên liệu thô đến thành phẩm. Điều này giúp đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu có trách nhiệm, thực hành lao động công bằng và sử dụng các phương pháp sản xuất bền vững. 
         Truy xuất nguồn gốc cũng có thể được sử dụng để theo dõi tác động của sản phẩm đối với cộng đồng địa phương và để xác minh rằng chúng không góp phần gây ra bất bình đẳng xã hội hoặc vi phạm nhân quyền. Bằng cách đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất theo phương thức có trách nhiệm với xã hội, truy xuất nguồn gốc có thể giúp cải thiện cuộc sống của người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
         Truy xuất nguồn gốc cũng có thể giúp giám sát tác động kinh tế của sản phẩm và xác định các lĩnh vực có thể cải tiến để tăng hiệu quả và giảm chi phí. Ngoài ra, truy xuất nguồn gốc có thể được sử dụng để thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong chuỗi cung ứng, điều này có thể giúp xây dựng lòng tin và sự ủng hộ của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Điều này có thể có tác động tích cực đến danh tiếng của công ty và sản phẩm họ sản xuất, đồng thời có thể giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng theo thời gian.
        Truy xuất nguồn gốc là công cụ quan trọng để doanh nghiệp dệt may đạt được sự bền vững trong sản xuất kinh doanh, bằng cách cải thiện chất lượng và tính an toàn của sản phẩm, giảm tác động đến môi trường, đảm bảo tuân thủ quy định đồng thời hỗ trợ các hoạt động tìm nguồn cung ứng có đạo đức.
         Doanh nghiệp cần thay đổi để đáp ứng yêu cầu của thị trường
        Theo ông Kiều Hạnh Kha - Giám đốc phát triển bền vững, Hiệp hội Bông Hoa Kỳ, yêu cầu từ các nhãn hàng ngày càng tăng về phát triển bền vững và minh bạch chuỗi cung ứng. Đây là một trong những công cụ, chương trình mà ngành bông của Hoa Kỳ đưa ra để hỗ trợ thị trường, đặc biệt là hỗ trợ cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam để chuỗi cung ứng minh bạch hơn; từ đó, đáp ứng nhu cầu của các nhãn hàng và nhãn hàng của Việt Nam được biết đến nhiều hơn.
         Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, vấn đề truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng dệt may rất quan trọng. "Tất cả các sản phẩm làm ra trong chuỗi cung ứng đó phải đảm bảo tuân thủ, không những là vấn đề lao động, cam kết lao động trong các công ước cũng như là trong toàn chuỗi cung ứng. Phải sản xuất sạch và xanh, giảm tiêu thụ nước, năng lượng và sử dụng tăng cường các sản phẩm tái chế, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo…
         Tuy nhiên, tất cả điều này sẽ tạo nên thách thức cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi họ muốn làm sản phẩm để xuất khẩu vào thị trường, những thị trường lớn như Mỹ, châu Âu… Doanh nghiệp cần thay đổi để đáp ứng được những yêu cầu” - bà Nguyễn Thị Tuyết Mai nhận định.
         Việt Nam có hơn 7.000 doanh nghiệp, trong đó 40% là doanh nghiệp FDI. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, chủ yếu là xuất khẩu vào Hoa Kỳ, tiếp đến là EU, Nhật, Hàn Quốc. Đây là những thị trường rất khắt khe về nguồn gốc sản phẩm. Vì vậy, việc truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng trong ngành dệt may là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của ngành.
         Còn theo ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, với những cam kết của Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nếu không tuân thủ thì hàng hoá từ Việt Nam bị áp các chế tài thương mại, dẫn đến không thể xuất khẩu. May mắn là Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược ngành dệt may - da giầy đến 2030, tầm nhìn 2035. Đây là cơ hội cho ngành dệt may phát triển nhanh hơn và hướng đến mục tiêu xuất khẩu 70 tỷ USD.


VietQ.vn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THƯ VIỆN ẢNH
dongsen.jpg gaogiong.jpg gothap.jpg langcu.jpg langhoa.jpg
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay1,353
  • Tháng hiện tại3,927
  • Tổng lượt truy cập422,083
WEBSITE CÁC ĐƠN VỊ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây