Hội thảo công tác chuyên môn tháng 4/2024 với chuyên đề “Phương pháp tính chỉ số hạ tầng chất lượng quốc gia NQI – phục vụ phát triển bền vững”

Thứ hai - 20/05/2024 22:15

Tham dự hội thảo có TS. Hà Minh Hiệp – Quyền Tổng cục trưởng, đại diện các đơn vị trực thuộc Tổng cục theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chia sẻ về hạ tầng chất lượng quốc gia – NQI và hạ tầng chất lượng phục vụ phát triển bền vững – QI4SD, ông Đoàn Thanh Thọ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Thanh tra cho biết, NQI được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại Phát triển và Tổ chức Thương mại Thế giới chính thức đưa ra vào năm 2005 trong Đổi mới Chiến lược Xuất khẩu – Phương pháp Tiếp cận Chiến lược đối với Thách thức Đảm bảo Chất lượng. Với việc liên tục phổ biến NQI trong các lĩnh vực liên quan, giới học thuật và các tổ chức quốc tế liên quan vẫn đang mở rộng khái niệm NQI về nội hàm và phạm vi của nó.

Ông Đoàn Thanh Thọ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Thanh tra.

Vào tháng 11/2018, cuộc họp khai mạc của Mạng lưới Quốc tế về Hạ tầng Chất lượng (INetQI) đã được tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ, nơi định nghĩa mới nhất của NQI được đề xuất với các chính sách có liên quan đến khuôn khổ pháp lý và quy định cũng như các thông lệ cần thiết để hỗ trợ, nâng cao chất lượng, an toàn và tính lành mạnh về môi trường của hàng hóa, dịch vụ và quy trình. NQI dựa trên các tiêu chuẩn, đo lường, công nhận, đánh giá sự phù hợp và giám sát thị trường (thanh tra, kiểm tra). NQI tập trung vào các yếu tố kỹ thuật như tiêu chuẩn, đo lường, công nhận, kiểm định và thử nghiệm, cùng hỗ trợ đảm bảo chất lượng, nâng cao, cam kết, truyền tải và tin cậy thông qua sự phối hợp lẫn nhau.

Theo thông lệ quốc tế, NQI là hệ thống cơ chế pháp lý và kỹ thuật để triển khai hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, đánh giá sự phù hợp và công nhận chất lượng ở từng quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong nước, đẩy mạnh sự thừa nhận của quốc tế để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ toàn cầu.

Cũng theo ông Thọ, Báo cáo của tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) năm 2022, cấu phần nên NQI (GQII) bao gồm đo lường, tiêu chuẩn, công nhận và đánh giá sự phù hợp. Cấu phần nên QI4SD bao gồm đo lường, tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp, giám sát thị trường, chính sách, công nhận.

Về nguồn dữ liệu và số liệu của NQI từ các tổ chức quốc tế OIML, BIPM, ISO/IEC, IAF, ILAC, INetQI, …; Các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia; VMI, Tổ chức công nhận của quốc gia,…; Tổ chức ĐGSPH, Tổ chức thử nghiệm, hiệu chuẩn.

Về vai trò phát triển kinh tế – xã hội, NQI được coi là nền tảng cơ bản của thương mại quốc tế, đóng vai trò tiền đề để các nước đang phát triển tiếp cận thị trường quốc tế theo nguyên tắc hiện đại. Mặc dù nhiều sản phẩm và dịch vụ được sản xuất ở các nước đang phát triển có thể có chất lượng cao nhưng vẫn rất khó để các nước đó “tiếp thị” sản phẩm và dịch vụ ra quốc tế nếu NQI không hoạt động hiệu quả và bảo đảm tuân thủ đúng thông lệ, tiêu chuẩn quốc tế. Tương tự như các hạ tầng vật lý khác, việc xây dựng và phát triển NQI được coi là nhiệm vụ của các cơ quan của Chính phủ và là công cụ hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh mỗi quốc gia.

Ông Vũ Hoàng Minh, Trưởng phòng Đảm bảo Chất lượng – Trung tâm chứng nhận phù hợp (QUACERT).

Trong khuôn khổ hội thảo chuyên môn, ông Vũ Hoàng Minh, Trưởng phòng Đảm bảo Chất lượng – Trung tâm chứng nhận phù hợp (QUACERT) đã có phần chia sẻ về công khai, minh bạch trong tổ chức chứng nhận. Theo đó, công khai, minh bạch giúp đáp ứng các yêu cầu từ các bên quan tâm: Yêu cầu công khai, minh bạch thủ tục chứng nhận trong quá trình hội nhập quốc tế; Yêu cầu từ Chính phủ, cơ quản lý nhà nước; Yêu cầu từ các cơ quan công nhận; Yêu cầu từ tổ chức, công dân.

Lợi ích của công khai, minh mạch sẽ giúp quản lý thông tin và khai thác tài nguyên tốt hơn; Tiết kiệm chi phí hoạt động; Tăng cơ hội, nâng cao khả năng cạnh tranh; Nâng cao trải nghiệm và hài lòng khách hàng; Tối ưu hóa hoạt động tác nghiệp trong và ngoài phòng ban; Mang lại sự linh hoạt cho tổ chức; Tăng sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp; Cải thiện năng suất của nhân viên và toàn bộ tổ chức; Tăng lợi nhuận; Góp phần xây dựng văn hóa tổ chức tốt hơn.

Yêu cầu công khai, minh bạch trong tổ chức phải đáp ứng các yêu cầu: thứ nhất là, yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý: ISO/IEC 17021-1, ISO/IEC 17021-2; ISO/IEC 17021-3; ISO/IEC 17021-10; ISO/TS 22003; ISO 50003; ISO/IEC 27006; ISO 17065, TCVN 12134:2017; TCVN 12851:2019; TCVN 13888:2023,…. thứ hai là các bên liên quan như tổ chức công nhận, IAF: IAF MD 22:2018, IAF MD 9: 2022,… thứ ba là đáp ứng các yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước: Nghị định 107/2016/NĐ-CP.

Tại QUACERT, cải tiến công khai, minh bạch thông qua kết nối với hạ tầng chất lượng quốc gia NQI; Thực hiện chuyển đổi số trong phạm vi STAMEQ; Bảo mật bất kỳ tài sản thông tin nào liên quan khách hàng.

 

Toàn cảnh hội thảo chuyên môn.

Một số định hướng chuyển đổi số của QUACERT: Số hóa quy trình và quản lý dữ liệu nội bộ tập trung; Đang triển khai nâng cấp QoC; Thực hiện và tổ chức đánh giá trên phần mềm; khách hàng tương tác qua Share Point; Đồng bộ dữ liệu với website QUACERT và Tổ chức công nhận về thông tin khách hàng; Cải tiến trên chứng chỉ có gắn dấu QR Code; Quản lý toàn bộ các sản phẩm, dịch vụ chứng nhận, đào tạo; quản lý năng lực chuyên gia đánh giá.

 Hà My

Nguồn tin: tcvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THƯ VIỆN ẢNH
dongsen.jpg gaogiong.jpg gothap.jpg langcu.jpg langhoa.jpg
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay1,334
  • Tháng hiện tại28,609
  • Tổng lượt truy cập476,610
WEBSITE CÁC ĐƠN VỊ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây