Quy định về xử lý hàng hóa không đảm bảo chất lượng

Thứ hai - 04/12/2023 10:35
Điều 5 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 về nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nêu rõ, chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Theo định nghĩa tại Khoản 1, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007, hàng hóa là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị. Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sau đây gọi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường. Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Quy định tại Điều 5 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 về nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nêu rõ, chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Căn cứ vào khả năng gây mất an toàn, sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sau:

+ Sản phẩm, hàng hóa nhóm 1 được quản lý chất lượng trên cơ sở tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng;

+ Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được quản lý chất lượng trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng. Chính phủ quy định cụ thể việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2.

Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm thực thi các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải bảo đảm minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

a

 Ảnh minh hoạ

Thu hồi lại hàng hóa không đảm bảo an toàn

Căn cứ tại Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010 về thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn cụ thể như sau:

Thực phẩm phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây: Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường; Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành; Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh; Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định; Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.

Thực phẩm không bảo đảm an toàn bị thu hồi theo các hình thức sau đây: Thu hồi tự nguyện do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự thực hiện; Thu hồi bắt buộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn.

Các hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn bao gồm: Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn; Chuyển mục đích sử dụng; Tái xuất; Tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn có trách nhiệm công bố thông tin về sản phẩm bị thu hồi và chịu trách nhiệm thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn trong thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; chịu mọi chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn. Trong trường hợp quá thời hạn thu hồi mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thực hiện việc thu hồi thì bị cưỡng chế thu hồi theo quy định của pháp luật.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm: Căn cứ vào mức độ vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn, quyết định việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn, thời hạn hoàn thành việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn; Kiểm tra việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn; Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo thẩm quyền do pháp luật quy định;

Trong trường hợp thực phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng hoặc các trường hợp khẩn cấp khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp tổ chức thu hồi, xử lý thực phẩm và yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn thanh toán chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể việc thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Xử phạt về vi phạm chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

Đối với xử phạt hành vi trên thì được quy định tại Điều 20 Nghị định 119/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 34 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:

- Áp dụng quy định để xử phạt đối với hành vi vi phạm về chất lượng hàng hóa của tổ chức, cá nhân khi buôn bán hàng hóa trên thị trường được quy định như sau:

+ Áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm đối với hàng hóa không công bố tiêu chuẩn áp dụng; áp dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm đối với hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng;

+ Áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm đối với hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn được sử dụng để công bố hợp chuẩn;

+ Áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm đối với hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

- Áp dụng các quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động thương mại để xử phạt các hành vi về sản xuất, kinh doanh hàng giả.

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa phải có dấu hợp quy nhưng không có dấu hợp quy, dấu hợp quy không đúng quy định.

- Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng đã công bố hợp chuẩn.

- Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm chất lượng sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng;

+ Bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền;

+ Bán hàng hóa khi hàng hóa chưa được thực hiện các biện pháp quản lý theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc chưa được thực hiện chứng nhận hợp quy hoặc giám định phù hợp quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn quy định đối với hàng hóa nhóm 2 (được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP).

- Phạt tiền từ 03 lần đến 05 lần giá trị hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất hoặc có chất mất an toàn cho người, động vật, thủy sản nuôi, tài sản, cây trồng và môi trường làm chất lượng sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền (được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP).

- Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:

+ Buộc thu hồi và thay đổi mục đích sử dụng;

+ Buộc thu hồi và tiêu hủy hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, động vật, thủy sản nuôi, tài sản, cây trồng và môi trường (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 56 Nghị định 42/2019/NĐ-CP và khoản 37 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP).

VietQ.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THƯ VIỆN ẢNH
dongsen.jpg gaogiong.jpg gothap.jpg langcu.jpg langhoa.jpg
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay1,277
  • Tháng hiện tại3,851
  • Tổng lượt truy cập422,007
WEBSITE CÁC ĐƠN VỊ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây