Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đo lường phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Thứ hai - 20/05/2024 22:09

Tham dự hội thảo có ông Hà Minh Hiệp – Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, ông Trần Quang Tuấn – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng, ông Trần Quý Giầu – Vụ trưởng Vụ Đo lường, bà Ngô Thị Ngọc Hà – Viện trưởng Viện Đo lường Việt Nam, ông Vũ Khánh Xuân – Chủ tịch Hội Đo lường Việt Nam cùng đại diện các sở, ban, ngành, địa phương.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Quyền Tổng cục trưởng Hà Minh Hiệp cho biết, 17 mục tiêu phát triển bền vững được Liên Hợp Quốc thông qua năm 2015 xác định bởi 169 mục tiêu cụ thể và 232 chỉ tiêu, hướng tới xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo mọi người dân được hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030.

Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Hà Minh Hiệp phát biểu khai mạc hội thảo.

Tại Việt Nam, ngày 10/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 622/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, trong đó đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững với 115 mục tiêu cụ thể. Sau đó, Nghị quyết số 136/NQ-CP Về phát triển bền vững được ban hành ngày 25/9/2020.

Ngày 14/7/2023, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 841/QĐ-TTg về ban hành lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và mục tiêu đạt được Net zero vào năm 2050. Để đáp ứng các mục tiêu của phát triển bền vững thì vai trò của ngành đo lường là rất quan trọng, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến lĩnh vực khoa học công nghệ, kỹ thuật.

“Thông qua hội thảo này, từ góc độ khác nhau, các đại biểu, nhà quản lý, chuyên gia thuộc các ngành khoa học, kỹ thuật sẽ cùng nhau thảo luận để tìm ra giải pháp hữu hiệu, đóng góp của ngành đo lường để thực hiện tốt mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam”, ông Hiệp nhấn mạnh.

Ông Trần Quang Tuấn – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng.

Trong khuôn khổ hội thảo, ông Trần Quang Tuấn – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng cho biết, đo lường là ngành khoa học kỹ thuật chính xác và đáng tin cậy, có vai trò quan trọng đối với các lĩnh vực đời sống như sản xuất, mua bán, giao dịch giữa các bên, quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học…

Theo ông Tuấn, đo lường phát triển cho phép thành phố duy trì tính cạnh tranh, giao thương, cải thiện chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với doanh nghiệp, đo lường giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giảm giá thành sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu…

Cũng theo ông Tuấn, đo lường xác nhận rằng sản phẩm/dịch vụ phù hợp tiêu chuẩn hoặc quy định kỹ thuật. Trong công nghiệp, đo lường đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu và vật tư tiêu hao, kiểm soát môi trường sản xuất, đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ, môi trường trong sản xuất, là công cụ để quản lý quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy đổi mới công nghệ, tối ưu hoá sản xuất.

“Đo lường gần như tham gia toàn bộ hoạt động của quá trình sản xuất, phát triển sản phẩm. Hội thảo là dịp để tuyên truyền vai trò quan trọng của hoạt động đo lường, đề xuất các định hướng, giải pháp phát triển, biểu dương, tôn vinh, động viên, khích lệ, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác đo lường nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đo lường phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Ông Trần Quý Giầu – Vụ trưởng Vụ Đo lường.

Trình bày báo cáo đề dẫn tại hội thảo, ông Trần Quý Giầu – Vụ trưởng Vụ Đo lường cho biết, năm 2023, Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 24/11/2023 phê duyệt “Kế hoạch phát triển chuẩn đo lường quốc gia đến năm 2030”, bên cạnh đó, Tổng cục TCĐLCL trình Thủ tướng Chính phủ Dự thảo đề án “Phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng tập trung, thống nhất, đông bộ và hội nhập quốc tế đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”.

Tổng cục đã ban hành 04 quyết định để triển khai Đề án 996; hiện nay đã có 55/63 tỉnh, thành phố và 03 Bộ có kế hoạch thực hiện Đề án 996; năm 2023, tổ chức 14 khóa học về chương trình đảm bảo đo lường, 739 lượt học viên của 63 địa phương và 13 doanh nghiệp; phê duyệt 80 chuyên gia tham vấn chương trình đảm bảo đo lường; 60 đơn vị, doanh nghiệp đã tham gia chương trình đảm bảo đo lường.

 Ông Vũ Khánh Xuân – Chủ tịch Hội Đo lường Việt Nam trình bày thông điệp Ngày Đo lường thế giới 20/5 tại hội thảo.

Về định hướng hoạt động đo lường, ông Giầu cho biết, thứ nhất triển khai nhiệm vụ, gải pháp thực hiện Quyết định 1488/QĐ-TTg; thứ hai, tổ chức chương trình so sánh liên phòng cấp quốc gia, cấp cơ sở; thứ ba, hoàn thành xây dựng, phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình đảm bảo đo lường tại tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường trực thuộc Sở/Chi cục trước ngày 30/11/2025; thứ tư, hướng dẫn, tổ chức thực hiện chương trình đảm bảo đo lường cho các tổ chức, doanh nghiệp ngành điện, nước, xăng dầu…; thứ năm, triển khai Thông tư số 03/TT-BKHCN.

Đoàn chủ tịch điều hành phần trao đổi thảo luận tại hội thảo.

Hội thảo thu hút đông đảo đại biểu tham dự.

Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu cũng trình bài tham luận liên quan đến hoạt động đo lường của Chi cục TCĐLCL TP.Hải Phòng; chương trình so sánh liên phòng cấp quốc gia và cấp cơ sở năm 2024; Kế hoạch hoạt động của VF triển khai Thông tư 03/2024 về đo lường với phương tiện đo nhóm 2; Công tác quản lý chất lượng và đo lường tại công ty Boviet Solar…

Hội thảo cũng diễn ra phần trao đổi, thảo luận, giải đáp những khó khăn, vướng mắc giữa đại biểu tham dự với các sở, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp.

“Sự bền vững” là chủ đề của Ngày Đo lường thế giới năm 2024, đồng thời cũng đánh dấu dấu mốc mới trong việc quảng bá Ngày Đo lường thế giới theo Nghị quyết của Phiên họp thứ 42, Hội nghị toàn thể Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO). UNESCO đã công nhận chính thức Ngày 20/5 hàng năm là ngày UNESCO kỷ niệm Ngày Đo lường vào tháng 12 năm 2023.

Chủ đề Ngày Đo lường thế giới 2024 nhấn mạnh vai trò thiết yếu của đo lường, đồng thời gửi thông điệp trách nhiệm tập thể bảo vệ hành tinh của chúng ta. Theo đó, các phép đo chính xác là nền tảng của việc xây dựng chính sách và nghiên cứu môi trường, tạo điều kiện để chúng ta hiểu và xử trí các thách thức môi trường phức tạp như: biến đổi khí hậu, ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên.

Ngoài ra, chủ đề “Sự bền vững” sẽ khuyến khích chúng ta tiếp tục khai phá đo lường để từ đó đóng góp vào việc cải thiện đời sống. Ví dụ, đo lường có vai trò quan trọng trong tính toán carbon, nó có thể bao phủ phạm vi rộng các hoạt động gồm việc đo chính xác, tính toán, giám sát, báo cáo, đánh giá chất gây ô nhiễm,… Đồng thời, các chương trình tính toán carbon và biện pháp quản lý khác để bảo vệ môi trường cần có dữ liệu tin cậy, dựa trên những phép đo chất gây ô nhiễm tiềm ẩn có trong môi trường chính xác tới một phần tỷ (10-9).

Bên cạnh đó, đo lường còn có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của UNESCO như: thương mại công bằng và minh bạch trên cơ sở phục vụ của đo lường pháp định nhằm cải thiện điều kiện kinh tế cho tất cả chúng ta và hỗ trợ giảm nghèo; đánh giá tác động khí hậu phải dựa vào công nghệ đo lường để định lượng các khí thải và các biến số khí hậu…

Nguồn tin: tcvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THƯ VIỆN ẢNH
dongsen.jpg gaogiong.jpg gothap.jpg langcu.jpg langhoa.jpg
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay566
  • Tháng hiện tại37,194
  • Tổng lượt truy cập417,869
WEBSITE CÁC ĐƠN VỊ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây