Gian lận trong kinh doanh xăng dầu ngày càng tinh vi

Thứ sáu - 18/08/2023 08:33
Trong quá trình kiểm tra, lực lượng Quản lý Thị trường một số địa phương phát hiện có những hành vi vi phạm rất tinh vi trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.

Theo Tổng cục Quản lý thị trường, trong quá trình kiểm tra, lực lượng quản lý thị trường một số địa phương phát hiện có những hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu, phổ biến như: tác động vào cấu trúc kỹ thuật của phương tiện đo làm sai lệch kết quả; bán xăng, dầu ngoài hệ thống,...

Trong đó có một số hành vi nghiêm trọng như: bán xăng, dầu có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; sử dụng phương tiện đo không có chứng chỉ kiểm định. Thậm chí, có tình trạng một vài nhân viên bán hàng lợi dụng giờ cao điểm cũng như khâu quản lý lỏng lẻo để bơm "nối số” giữa các lần bơm, không niêm yết giá, tự ý điều chỉnh giá, cố ý che bảng thông tin cột bơm,... nhằm trục lợi bất chính, gây bất bình cho người tiêu dùng.

Tinh vi hơn, một số cửa hàng sử dụng cả thiết bị điều khiển từ xa để can thiệp vào phần mềm của phương tiện đo trên một trụ bơm xăng, sau đó lập trình điều chỉnh sai số phương tiện đo thông qua IC (vi mạch) trên bo mạch chính của phương tiện đo.

Với việc can thiệp bằng công nghệ cao vào thiết bị đo như trên có thể gây sai số trong quá trình bơm xăng dầu từ 7,6% đến 9,3% nhằm gian lận về số lượng và giá tiền người mua, trong khi mức độ sai số cho phép chỉ là 0,5%. Do không tác động vật lý vào trụ bơm cho nên cơ quan chức năng rất khó phát hiện hành vi vi phạm bởi tại các vị trí dán tem niêm phong, kẹp chì của cơ quan đo lường trên trụ bơm còn giữ nguyên vẹn.

d323f9647955ebe2a07a93a5cceeeda2

Tổng cục Quản lý thị trường kiểm tra cửa hàng xăng dầu tại Quảng Ninh.
Ảnh: báo Công thương

Vì vậy, để bảo đảm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi gian lận đo lường trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, góp phần răn đe cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác, các lực lượng chức năng, đặc biệt là quản lý thị trường cần đẩy mạnh thanh, kiểm tra việc chấp hành quy định liên quan đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Bên cạnh đó, huy động lực lượng thường xuyên hoặc đột xuất giám sát các điểm niêm phong, kẹp chì tại các bộ phận, chi tiết, chức năng có khả năng can thiệp làm thay đổi các đặc tính kỹ thuật đo lường chính của các cột đo xăng dầu; kiểm tra sai số kết quả đo lượng xăng dầu trên bình chuẩn. Trường hợp có nghi vấn về chất lượng, phải tiến hành lấy mẫu theo quy định để kiểm tra sự phù hợp của xăng dầu với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng,…

Về phía người tiêu dùng, cơ quan chức năng khuyến cáo thường xuyên nêu cao ý thức cảnh giác, mua xăng ở những địa chỉ uy tín; nếu phát hiện cửa hàng, đơn vị kinh doanh xăng dầu vi phạm hoặc nghi ngờ chất lượng xăng, dầu không bảo đảm nên báo ngay cho cơ quan chức năng để can thiệp, xử lý.

Trước hiện tượng vi phạm về kinh doanh xăng dầu ngày càng tinh vi, các cơ quan quản lý chức năng cần nghiên cứu, sớm có biện pháp xử lý, đưa ra chế tài xử phạt hành chính đủ mạnh, thậm chí có thể xử lý hình sự để bảo đảm sức răn đe với các doanh nghiệp, cá nhân có ý định trục lợi trong kinh doanh xăng dầu. Đó chính là những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng gian lận kinh doanh xăng dầu trong thời gian tới.

Trước đó, ngày 23/3/2023, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã có Công văn số 548/TCQLTT-CNV về việc kiểm tra, xử lý vi phạm chất lượng xăng dầu.

Cụ thể, công văn của Tổng cục nêu rõ, hiện nay, trước tình hình buôn lậu, gian lận thương mại mặt hàng xăng dầu còn diễn biến phức tạp, trong đó có hiện tượng nhiều đối tượng lợi dụng việc nguồn cung xăng dầu bị đứt gãy cục bộ tại một số thời điểm trên địa bàn các tỉnh, thành phố để kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng, do vậy, giữ ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các doanh nghiệp kinh doanh chân chính, Tổng cục QLTT yêu cầu Cục QLTT các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia và nội dung trong Công điện số 383/CĐ-BCT ngày 20/1/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu. Cùng với đó, tăng cường công tác quản lý địa bàn, chủ động kiểm tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu hoặc vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xăng dầu.

Bên cạnh đó, Tổng cục QLTT yêu cầu Cục QLTT các tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề về chất lượng xăng dầu, phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn (Công an, Sở Khoa học Công nghệ) thực hiện kiểm tra, lấy mẫu xăng dầu để thử nghiệm, giám định về chất lượng. Đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời ngăn chặn hành vi lợi dụng tình hình nguồn cung bị đứt gãy cục bộ để sản xuất, kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng.

Mặt khác, Tổng cục QLTT cũng chỉ đạo Cục QLTT các tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các thương nhân kinh doanh xăng dầu thực hiện nghiêm túc cam kết trong kinh doanh xăng dầu; phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn để tuyên truyền, cảnh báo người tiêu dùng về các nguy hiểm trong tiêu thụ, sử dụng xăng dầu giả, kém chất lượng.

 

Quy chuẩn quốc gia QCVN 01:2022/BKHCN về Xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học

Ngày 15/12/2022 Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quy chuẩn quốc gia QCVN 01:2022/BKHCN về Xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học.

Phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn quốc gia QCVN 01:2022/BKHCN như sau: Quy chuẩn kỹ thuật này quy định mức giới hạn đối với các chỉ tiêu kỹ thuật liên quan đến an toàn: sức khỏe, môi trường và yêu cầu về quản lý chất lượng đối với các loại xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học, bao gồm: Xăng không chì, xăng E5, xăng E10; Nhiên liệu điêzen, nhiên liệu điêzen B5; Nhiên liệu sinh học gốc: Etanol nhiên liệu không biến tính, etanol nhiên liệu biến tính và nhiên liệu điêzen sinh học gốc B100.

Các nhiên liệu trong Quy chuẩn kỹ thuật này có mã HS được quy định trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 08/6/2022 (xem Phụ lục A).

Quy chuẩn kỹ thuật này không áp dụng đối với các loại nhiên liệu sử dụng trong ngành hàng không và mục đích quốc phòng.


VietQ.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THƯ VIỆN ẢNH
dongsen.jpg gaogiong.jpg gothap.jpg langcu.jpg langhoa.jpg
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay1,322
  • Tháng hiện tại44,900
  • Tổng lượt truy cập417,899
WEBSITE CÁC ĐƠN VỊ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây